Chương 10. Nối Tiếp Sự Nghiệp Của Bụt

Chương 10. Nối Tiếp Sự Nghiệp Của Bụt

Read more

Thích Nhất Hạnh Podcourse by Vô Ngã

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.


Con Đã Có Đường Đi

Con Đường Của Phật

Những đóng góp của đạo Phật cho một nền đạo đức toàn cầu

Chương 10. Nối Tiếp Sự Nghiệp Của Bụt



Nghe hoặc Tải MP3 Tác Phẩm 'Con Đã Có Đường Đi' ê


Trong mùa an cư, chúng ta cần thực tập cho nghiêm chỉnh. Đừng đi ra khỏi giới trường. Làm thế nào để mỗi giây phút của mùa an cư trở thành sự thực tập, sự thực tập chung của tăng thân và mỗi cá nhân. Mình phải biết tận dụng thời gian này, phải hạ quyết tâm để chuyển hóa những khó khăn nơi bản thân. Cơ hội được tu tập chung với tăng thân sẽ cho mình nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển hóa, để chế tác hạnh phúc hơn khi tu tập một mình. Năng lượng tập thể của tăng thân có thể giúp mình bước được những bước rất dài trong sự chuyển hóa. Bởi khi ta nương vào năng lượng tập thể của tăng thân thì niệm lực và định lực nơi ta sẽ mạnh mẽ hơn. Nhiều vị xuất gia đều ý thức được sự cần thiết của ba tháng an cư, nhưng vì Phật sự đa đoan, dù có cố gắng mấy, các vị ấy cũng chỉ an cư được có mấy tuần.

Sự thực tập an cư miên mật được thể hiện qua việc hành trì giới luật và uy nghi. Và sự thực tập chánh niệm cũng là sự thực tập giới. Tôi đã và đang thực tập như vậy. Trong lúc vặn nước rửa tay, tôi tiếp xúc được với nước chảy ra từ vòi rất mát. Tôi ý thức được nước đến từ nguồn suối cao hoặc từ lòng đất sâu, và lòng biết ơn trong tôi luôn tràn đầy. Hành động chải răng cũng cho ta cơ hội để thực tập. Nếu mỗi giây mỗi phút của việc chải răng, mình đều an trú được trong giây phút hiện tại thì những giây phút ấy mang về cho chính mình thật nhiều hạnh phúc. Hạnh phúc hay không hạnh phúc đều tùy nơi mình. Nghe chuông cũng là cơ hội cho mình tiếp xúc với hạnh phúc. Tiếng chuông giúp mình dừng lại, dừng sự rong ruỗi về quá khứ, dừng sự rong ruổi về tương lai. Dừng lại để nhận ra quê hương đích thực của mình đang ở đâu. “Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe. Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.”

Trong bài thơ Quê Hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân có định nghĩa quê hương là chùm khế ngọt, là đường đi học… Nhưng quê hương của chúng ta - những người con thực tập theo con đường tỉnh thức của Bụt - khác với quê hương được định nghĩa như trên. Quê hương của chúng ta không phải chỉ ở nơi kỷ niệm, không phải chỉ là cái thiên đường ngày xưa. Chùm khế ngọt hay con đường đi học thân quen đã thuộc về quá khứ. Do vậy, cái quê hương được nói đến trong bài thơ trên chỉ là một ý niệm, mà không phải là thực tại. Có thể thời ấu thơ, mình được trèo hái những chùm khế ngọt đong đưa trong gió, được thả diều trong những buổi trưa hè, được đi học mỗi ngày trên con đường thân quen hay bắt bướm ven vệ đường… Mình có thể có hạnh phúc với những giây phút ấy thật, nhưng có thể mình chưa có ý thức. Bởi có hạnh phúc là một chuyện, mà ý thức rằng mình đang có hạnh phúc lại là chuyện khác. Có may mắn là một chuyện, mà ý thức được rằng mình đang có may mắn là một chuyện khác. Sự ý thức về những hạnh phúc, những may mắn của chính mình rất quan trọng, bởi nó chính là chánh niệm.

Khi nghe tiếng chuông, mình trở về với hơi thở và ý thức được sự có mặt thực sự của mình cho sự sống mầu nhiệm xung quanh như trời xanh, mây trắng, hoa vàng, cây táo, cây sồi… Tất cả những thứ ấy là quê hương của mình chứ không phải chỉ là chùm khế ngọt, con đò nhỏ của quá khứ đã đi qua. Quê hương đích thực của mình chính là sự sống diễn ra trong giây phút hiện tại. Và mình sẽ cảm thấy thoải mái ở bất kỳ nơi đâu, nếu mình có mặt được, tiếp xúc được với sự sống. Đừng để những cơ hội đẹp được tiếp xúc với quê hương đi qua trong hời hợt, trong quên lãng. Những người biết thực tập là những người luôn biết tận dụng những cơ hội như vậy. Và ba tháng an cư đang là cơ hội của tất cả chúng ta.

Ngày xưa, khi mới thọ giới lớn, tôi phải tụng giới bằng chữ Hán, còn bây giờ các thầy, các sư cô tại Làng Mai được tụng bằng tiếng Việt. Đó là một may mắn lớn. Hiện nay, ở Việt Nam phần lớn các thầy, các sư cô vẫn còn tụng giới lớn bằng chữ Hán và người ta có cảm tưởng tụng bằng chữ Hán thì linh thiêng hơn tụng bằng tiếng Việt. Như ở Tây phương người ta cho rằng tụng giới bằng tiếng La tinh thì nghe oai vệ, thiêng liêng hơn là tụng bằng tiếng Pháp.

Tôi rất thích bài tựa của giới kinh. Giới bản Ba La Đề Mộc Xoa mà chúng ta đang sử dụng được lấy từ Pháp tạng bộ: “Giới như hải vô nhai như bảo cầu vô yếm, dục hộ thánh pháp tài, chúng tập thính ngã thuyết.” Có nghĩa là giới rộng lớn như biển cả, mênh mông không bờ bến, quý giá như châu báu, có bao nhiêu cũng không đủ. Giới quý giá tới nhường đó, mình đi tìm cầu giới, đi tìm học giới thì không bao giờ chán. Vì muốn giữ gìn gia sản thiêng liêng ấy của chánh pháp mà đại chúng đã tập họp về đây để nghe tôi thuyết tụng.

Giới Rộng Lớn Như Biển Cả, Quý Giá Như Châu Báu

Ngày xưa, khi còn là một tỳ kheo trẻ, tôi rất thích đọc giới, nhưng chưa lường được là giới rộng lớn nhường ấy. Bây giờ thì tôi thấy giới không có giới hạn, nó bao la vô tận và càng học thì càng thấy sâu, càng học càng thấy rộng. Ban đầu mình nói giới có gì to tát đâu? Giới thứ nhất là không giết hại, giới thứ hai không trộm cắp thì có khó thực tập lắm đâu mà gọi là rộng lớn như biển cả, là không có ngằn mé, không biên giới? Thế nhưng học giới cho đàng hoàng, sâu sắc thì càng học càng thấy hay, càng học càng thấy sâu, học bao nhiêu cũng không thấy thỏa mãn, giống như đi lên núi châu báu, lấy bao nhiêu cũng chưa thấy đủ (như bảo cầu vô yếm). Khi học Năm Giới hay Mười Bốn Giới mà mình thấy đủ rồi thì mình thật chưa tiếp xúc được với giới, tại vì giới vốn rất sâu, giới chứa đựng định và tuệ trong đó.

Tuệ là một kho tàng hiểu biết và thương yêu. Nếu mình giữ được gia sản đó thì mình mãi mãi còn giàu có, còn nếu đánh mất gia sản đó thì mình trở nên nghèo khó.

Giới trong phạm vi Phật học rất quan trọng. Giới sẽ đưa tới định, khi có giới và có định thì bức màn vô minh sẽ bị chọc thủng, hành giả đạt tới cái thấy rất sâu sắc là tuệ. Trong giới phải chứa đựng yếu tố định và yếu tố tuệ, nếu trong giới không có định và tuệ thì đó chưa phải là giới. Khi giữ giới với tinh thần đó thì càng ngày định lực của ta càng hùng hậu, mà có định thì chắc chắn sẽ có tuệ giác, tuệ chính là nền tảng của giới.

Tuệ là chánh kiến, là cái thấy đúng. Cái thấy đúng đưa tới hoà giải và thương yêu, mà không đưa tới sự kỳ thị, chia rẽ, hận thù. Cái thấy này chính là cái thấy duyên sinh và tương tức. Nếu thấy giới mà có định và tuệ trong đó thì mới thật là thấy giới. Còn thấy giới không phải từ định và tuệ đưa tới thì vẫn chưa thấy giới. Giới, định và tuệ tương tức với nhau, đây là tuệ giác mà mình cần phải có, tuệ giác này không thể nghe nói mà thấy được, tuệ giác này chỉ có thể đạt được nhờ vào quá trình thực tập quán chiếu bền bỉ. Khi có được cái thấy đó rồi thì giới trở thành một điều rất tự nhiên. Như người ta không sử dụng kim tiêm chung để tránh mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, và không dùng kim tiêm chung là một điều rất tự nhiên, nó không đòi hỏi một ý chí hay nghị lực phi thường nào hết.

Thực tập giới với tuệ giác thì sự thực tập giới mới đích thực là giới. Nếu thấy được người kia chính là mình thì mình không thể giết người đó được, vì giết người ấy chính là tự giết mình. Khi người ấy chết thì mình cũng bị tử hình, hoặc đi tù, và những khổ đau trong lòng mình không hề vơi bớt mà ngược lại, mình càng khổ đau và bất an hơn trước. Khi nói về con người và môi trường cũng vậy, môi trường chính là con người và con người làm nên môi trường. Môi trường có trong sạch, lành mạnh hay không là do lối sống của chúng ta. Thấy được sự tương tức đó thì chúng ta không thể làm hại môi trường được, vì tàn phá môi trường chính là tự tàn phá mình, tàn phá cộng đồng và con cháu của mình.

Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã thấy được điều này, nhưng mới chỉ thấy về mặt lý thuyết chứ chưa thấy với tuệ giác. Giới vốn mênh mông vô tận vì trong giới có định và tuệ. Nếu tuệ mênh mông thì tình thương cũng mênh mông. Tuệ là hiểu biết, có hiểu biết thì sẽ có tình thương. Tình thương trong đạo Bụt không có biên giới. Tình thương có bốn yếu tố, đó là: từ, bi, hỷ, xả; đó là Tứ vô lượng tâm, vô lượng là không có biên giới. Tình thương không có biên giới thì trí tuệ làm ra tình thương cũng không có biên giới, nên nói “giới như hải vô nhai” là rất đúng. Người tu phải luôn có tâm tìm cầu giới không bao giờ biết chán, hễ nghe ở đâu có học giới là tìm tới, học với tâm trạng đó thì mới đúng là người tu.

Các giới sư nghiên cứu, học hỏi giới hai mươi năm thì rất giỏi, nhưng khi giỏi rồi vẫn thấy chưa thấm thía vào đâu cả, lại nguyện học thêm mười năm nữa, nhưng học thêm mười năm rồi mà cũng không thấy thấm vào đâu. Khi có sự khao khát về giới thì mới đúng là giới, còn nếu thấy học giới như vậy là đủ rồi thì tức là mình đang nghèo đi. Cách đây 25 năm, vào khoảng năm 1985, tôi đã cùng các thầy, các sư cô nghiên cứu, và trình bày lại Năm Giới quý báu, lúc ấy tôi thấy Năm Giới được trình bày lại quá hay. Nhưng hôm nay, sau 25 năm tu học, tôi thấy rõ ràng là mình phải tiếp tục tu chỉnh lại Năm Giới cho phù hợp. Năm Giới phải tu chỉnh như thế nào để khi vừa đọc lên phải thể hiện được Định và Tuệ trong đó.

Ngày xưa, khi Đức Thế Tôn chế giới, Ngài có sự yểm trợ của các thầy lớn. Bây giờ các thầy, các sư cô cũng phải giúp tôi tu bổ lại giới sao cho phù hợp với thời đại ngày nay.

Vượt Thoát Khỏi Cuồng Tín, Cố Chấp

Ở ngoài đời, người ta nhân danh chủ nghĩa, nhân danh tôn giáo, nhândanh Thượng Đế để giết người. Nhưng trong truyền thống đạo Bụt cómột sự thực tập gọi là phá chấp, tức là không để mình vướng vào bấtcứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, dù là chủthuyết Phật giáo.

Năm 2007, trong chuyến về Việt Nam, tôi và tăng thân Làng Mai đã tổchức những trai đàn chẩn tế để cầu nguyện cho sáu, bảy triệu đồngbào chết trong chiến tranh Việt Nam. Trong lời cầu nguyện đó có mộtcâu như thế này: “Trước mặt tổ tiên tâm linh và huyết thống, chúng connguyện từ đây về sau không bao giờ khởi xướng một cuộc chiến tranh ý thứchệ nào nữa.” Đây là một câu rất quan trọng, các thế hệ bây giờ vàtương lai phải học cho thuộc bài học đó. Bởi vì chiến tranh Việt Namlà một cuộc chiến tranh ý thức hệ, một bên chấp nhận lý thuyết cộngsản, một bên chấp nhận lý thuyết nhân vị và tư bản nên đã biến đấtnước thành một bãi chiến trường. Không những mình đã sử dụng ýthức hệ từ bên ngoài mà còn sử dụng vũ khí từ bên ngoài để anh emmột nhà tương tàn lẫn nhau.

Khi có được cái thấy duyên sinh rồi thì không còn kỳ thị, cũng khôngcòn giáo điều và giận hờn nữa. Có tuệ là có sự chấp nhận và thươngyêu. Mà khi có thương yêu thì làm sao giết hại được?

Trong giới thứnhất phải có cái nhìn tương tức, phải thấy rằng mình giết người tức làmình tự giết chính mình. Và phải có cái nhìn rộng mở tức là không đểvướng vào ý thức hệ. Vì cuồng tín vào một ý thức hệ có thể dẫn tới sựtàn sát. Nói lên được điều đó thì lúc ấy giới không sát sanh mới đúnglà của đạo Bụt.

Hiện nay, tại Ấn Độ và Iraq, ngày nào cũng có bom nổ, ngày nào cũngcó người chết chỉ vì họ đã bị kẹt vào lý thuyết và tôn giáo của họ.Thực tập giới thứ nhất giống như là một tiếng chuông chánh niệm đểcho họ thoát ra khỏi những cuồng tín và cố chấp, khi ấy mới chấm dứtđược bạo động, căm thù và giết chóc. Tuệ giác làm căn bản cho nhữnghành động, vậy nên khi viết lại giới thứ nhất thì phải viết ngắn gọnnhưng chứa đựng tuệ giác trong đó.

Chúng tôi đã trình bày lại giới bản mới cho Năm Giới. Giới bản nàychúng ta có thể sử dụng được trong khoảng hai mươi đến ba mươinăm. Và giới bản mới sẽ đóng vai trò của nó trong khoảng thời gianấy. Hai mươi, ba mươi năm sau, tình trạng thế giới sẽ thay đổi, và khiấy giới bản mà chúng ta sắp đưa ra sẽ lại trở nên lạc hậu. Lúc đó bắtbuộc chúng ta lại tiếp tục ngồi xuống quán chiếu và trình bày cho giớibản mới trở lại.

Giới bản, một mặt phải đúng với tinh thần giáo pháp -khế lý, và mặt khác, nó phải hợp với tình trạng của thế giới - khế cơ.Nếu thương yêu không có biên giới thì trí tuệ cũng không có biêngiới. Ta không thể nói cái thấy tới đó là chấm dứt được. Nếu trongchúng ta có những người là nhà thần học thì hãy thử tư duy tìm kiếmvà đưa ra một cái thấy mới, một tôn giáo về vũ trụ vạn hữu. Cái thấyxưa nay dùng để làm nền tảng đạo đức có thể đã cũ và dưới ánh sang khoa học cần phải sửa đổi lại. Cái thấy của đạo Bụt là chủ thể và nhậnthức phát hiện từ tâm thức theo nguyên lý tương tức. Chủ thể ôm lấyđối tượng và đối tượng ôm lấy chủ thể. Giống như là nụ hoa ôm lấyvũ trụ và vũ trụ ôm lấy nụ hoa, chúng không thể tách rời nhau được.Con người có mặt trong vạn vật và vạn vật có mặt trong con người.Con người có mặt trong môi trường và môi trường có mặt trong conngười, con người và môi trường tương tức. Trên phương diện hìnhtướng giống như là có có (hữu), có không (vô) nhưng trên phươngdiện bản thể thì không có và không có không.

Trong lĩnh vực khoahọc cũng vậy. Khoa học luôn phá bỏ những kiến thức cũ để đi tìmkiếm kiến thức mới. Có những nhà khoa học tới rất gần với đạo, họbắt đầu thấy được cái tâm của mình, thấy những lượng tử là tâm củahọ. Các cuộc đối thoại giữa các nhà khoa học đã bắt đầu từ mấy chụcnăm nay. Các nhà khoa học có những dụng cụ nghiên cứu rất tinhxảo, rất đắt tiền. Nhưng nếu các nhà khoa học biết ngồi thiền và sửdụng các dụng cụ về tâm thì chắc chắn họ sẽ thành công mau chónghơn.

Trong đạo Bụt, dụng cụ quan trọng nhất là cái tâm. Khi tâm bị tham,sân, si trấn ngự thì dụng cụ đó không giúp đạt tới cái thấy sâu sắc.Khi được tinh lọc, những bụi bặm của tham sân si được lấy ra thì tâmtrở nên trong sáng, với cái tâm trong sáng ấy thì mọi thứ xung quanhđều sáng tỏ. Nếu nhà khoa học cũng là nhà đạo học thì sự nghiệpkhoa học sẽ thành công nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khoa họckhông thể dùng trí năng mà phải dùng luôn cả trái tim của mình. Tấtcả đều theo luật tương quan tương duyên, trùng trùng duyên khởi,tuy nhiên vẫn có tự do ý chí, vẫn có khả năng chuyển nghiệp. Cái tấtcả có tác dụng lên cái một và cái một cũng có tác dụng lên cái tất cả.

Theo tôi, nguyên tắc tương tức rất khoa học. Khi có chánh kiến thì hành động mới đưa tới giảm thiểu khổ đau và kiến tạo an lạc. Hạnh phúc và khổ đau có bản chất tương tức, trong hạnh phúc có khổ đau và trong khổ đau có hạnh phúc, hạnh phúc và khổ đau làm ra nhau. Có thể các nền đạo đức khác không chú ý đến điều này, nếu không có cái thấy tương tức thì đó chưa phải là nền đạo đức học Phật giáo.

Tự thân của thực tại vượt mọi ý niệm chánh-tà. Những ý niệm vềđúng-sai, chánh-tà chỉ có giá trị tương đối. Có hai lĩnh vực: tự nhiêngiới và nhân sự giới. Nhân sự giới là lĩnh vực của con người. Có nhânsự giới nên mới thiết lập ra cái gì là chánh, cái gì là tà, cái gì tốt, cái gìxấu. Nó có tính cách thực dụng và nó chỉ có giá trị tương đối. Đừngbám lấy mà cho nó là tuyệt đối. Khi đi tới thực tại tối hậu thì không còn đúng-sai, tốt-xấu nữa. Niết bàn vượt thắng ý niệm tốt-xấu, có-không, thiện-ác. Niết bàn không phải thiện cũng không phải ác,thiện ác là những ý niệm mà mình sử dụng trong nhân sự giới. Như ýniệm trên và dưới: trên và dưới cái gì? Nếu đang ở nước Pháp thìmình thấy đầu của mình hướng về phía trên và chân đặt xuống dưới,nhưng nếu bây giờ có ai đang đứng tại Việt Nam thì lại thấy cái đầucủa chúng ta chổng ngược xuống dưới. Cái mà mình cho là trên lại trởthành cái dưới của họ, cái trên dưới này không áp dụng cho vũ trụ màchỉ áp dụng với trái đất thôi, cho nên đừng bị kẹt vào cái trên và cáidưới.

Nói pháp thân thanh tịnh là sai, mà nói pháp thân ô nhiễm cũng làsai. Pháp thân không thanh tịnh cũng không ô nhiễm. Có người hỏiTuệ Trung Thượng Sĩ pháp thân thanh tịnh là gì? Ngài trả lời: “bãi cứttrâu, nước đái bò”, để giúp người ta thoát ra khỏi ý niệm thanh tịnhvà ô nhiễm. Nếu quý vị là nhà thần học Ấn Độ giáo, là nhà thần họcDo Thái giáo, nhà thần học Cơ Đốc giáo thì quý vị thử tìm hiểu và họchỏi thêm tinh thần cởi mở đó. Điều này sẽ giúp mình biết rằng cáithấy của mình về vũ trụ vạn hữu có thể đi xa hơn được, mình sẽ vượtqua cái thấy cũ để đến một cái thấy mới, và mình có thể đưa truyềnthống của mình đi tới, để cho nó gần với khoa học hơn. Đức Đạt LaiLa Ma từng nói: “Nếu tôi thấy điều gì trong Phật học trái với tinh thầnkhoa học mới, tôi sẵn sàng bỏ cái thấy đó”, đó là thái độ phá chấp.

Gandhi đã nói: “Trong quá trình đi tìm sự thật, tôi đã buông bỏ rất nhiềutư kiến để học được những cái mới.” Gandhi là một người có thái độ pháchấp, không để mắc kẹt vào những kiến thức cũ. Dù rằng ông chẳngphải là Phật tử cũng không phải Ấn Độ giáo, nhưng trong sự sống,ông đã thể hiện được sự vươn tới và đây chính là tinh thần khoa học.Nếu bạn là người Cơ Đốc giáo hay Do Thái giáo, bạn cũng có thể cóthái độ đó: buông bỏ những kiến thức cũ để tiếp nhận những kiếnthức cao hơn.

Gandhi còn nói: “Tuy tuổi tôi đã cao nhưng tôi luôn có cảm tưởng mìnhvẫn còn đang lớn lên trong nếp sống trí tuệ. Nếu thân thể tôi tàn hoại thì sựtìm học của tôi cũng không chấm dứt ngay tại đó.” Điều ấy chứng tỏ rằngGandhi không bị kẹt vào đoạn kiến. Đoạn kiến là sau khi xác thân nàytan hoại thì không còn gì nữa. Ở đây Gandhi đã đạt được hai cái đức,thứ nhất là có khả năng buông bỏ tư kiến, thứ hai là không bị kẹt vàođoạn kiến. Đây là điều rất quan trọng, trong đạo Bụt gọi là phá chấp.

Trong giới thứ nhất của Năm Giới, thay vì gọi là giới không sát sinh,chúng tôi gọi là Bảo Vệ Sự Sống.

Giới Thứ Nhất: Bảo Vệ Sự Sống

Ý thức được những khổ đau do sự giết chóc gây ra, con xin nguyện thực tậpnuôi dưỡng tuệ giác Tương Tức và lòng Từ Bi để có thể bảo vệ sinh mạngcủa con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống.Con nguyện không sát hại, không để kẻ khác sát hại và không yểm trợ cho bấtcứ một hành động sát hại nào trên thế giới, trong tư duy cũng như trong đờisống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sự sợhãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duylưỡng nguyên và kỳ thị, con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị vàkhông cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệnào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dungtrong con và trong thế giới.

Hiểu Và Thương – Nền Tảng Của Hạnh Phúc

Giới thứ hai là không trộm cướp, không lấy làm tư hữu bất cứ một tàisản nào không phải là của mình. Ngược lại, sẽ học cách chia sẻ tài vật,thì giờ và năng lực cho những kẻ thiếu thốn. Mục đích của giới thứhai là diệt trừ cái tham. Trong giới thứ nhất, không sát sanh cũng làđể diệt trừ cái tham. Vì tham tài nguyên, tham thị trường để tiêu thụhàng hóa nên người ta không ngần ngại kéo quân đi xâm lược nướckhác, tàn sát biết bao nhiêu sinh mạng.

Trong giới thứ ba cũng vẫn làđối trị cái tham, nhưng tham ở đây là tham sắc dục… Tóm lại, cả nămgiới đều để đối trị với cái tham, cái sân, cái si hết. Vì có sân hận nênmới giết hại, vì thiếu tuệ giác tương tức nên mới giết hại và chiếmđoạt. Năm giới tương tức với nhau, nếu thực tập một giới cho tuyệthảo thì bốn giới kia cũng sẽ tuyệt hảo.

Cái người mà mình đang muốn chiếm đoạt, muốn làm đau khổkhông ai khác hơn là chính mình. Vì khổ đau của kẻ kia liên hệ trực tiếp tới khổ đau của mình.


Ta phải biết rằng giàu có không phải đã là hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có được khi có mặt yếu tố bình an, mà bình an không thể có được nếu không có hiểu biết và thương yêu. Có rất nhiều người cho rằng phải có tiền tài, danh vọng và sắc dục mới có hạnh phúc. Nhưng điều đó không đúng. Có rất nhiều người có đủ những điều kiện ấy nhưng họ vẫn rất đau khổ, họ vẫn có thể tự tử vì họ thiếu khả năng hiểu biết và thương yêu. Hiểu và thương là nền tảng của hạnh phúc chân thật, nó giúp chính mình và kẻ khác vượt thắng khó khăn, sợ hãi để có thể đạt tới hạnh phúc đích thực.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


Còn nếucó tiền bạc, danh vọng và sắc dục mà thiếu khả năng hiểu và thươngthì tiền bạc, danh vọng và sắc dục ấy trở thành con dao hai lưỡi và sẽtàn hại mình. Môi trường cũng chính là con người, môi trường mà bịtổn thương thì con người và mọi loài đều bị tổn hại. Tàn phá môitrường là tàn phá mình, triệt hại môi trường là triệt hại sự sống củachính mình, của con cháu mình và của mọi loài khác nữa. Vì ý thứcđược điều đó nên mỗi chúng ta tự động sẽ không đi tìm hạnh phúc vềphía ngũ dục.

Chính Gandhi cũng có chung quan điểm ấy, ông nói: “Tổ tiên củachúng ta đã biết dừng lại để thực tập tri túc, không ăn chơi thả cửa, không đisâu vào con đường hưởng thụ. Tổ tiên đã thấy được hạnh phúc tuỳ thuộcvào nhận thức của ta, nếu tâm có hiểu có thương thì sẽ có hạnh phúc. Khônghẳn là khi người ta giàu người ta mới có hạnh phúc hay là khi nghèo màngười ta khổ đau.” Những người sống theo đường lối tri túc đạm bạcthì có rất nhiều hạnh phúc (tri túc tức là vừa đủ, không đến nỗi thừathãi mà cũng không thiếu thốn). Tuy không có lương tiền nhiềunhưng họ có thể vui cười suốt ngày được, thương yêu suốt ngàyđược. Câu này rất đúng. Tổ tiên đã thấy như vậy cho nên mới ngănngừa chúng ta, không cho chúng ta đi vào đường hướng của thụhưởng dục lạc. Hưởng thụ dục lạc có thể đem lại rất nhiều khổ đau.Đây là tuệ giác chung chứ không phải riêng đạo Bụt mới có. Trongtruyền thống Cơ Đốc giáo cũng có, Do Thái giáo và Ấn Độ giáo cũng có.

Khi đã tiếp nhận Năm Giới rồi ta phải phát nguyện học hỏi vàhành trì thì mới có thể hiểu một cách sâu sắc. Dù là học hỏi một giớithôi cũng được nhưng phải học thật nghiêm túc vì giới như biển cảkhông có ngằn mé, không có ranh giới, càng đi sâu vào giới thì mìnhsẽ thấy trong đó có cả một đại dương của tuệ giác, đại dương của tìnhthương. Bất kể một giới nào nếu chứa đựng được biển tuệ giác và tìnhthương mênh mông thì mới đích thực là của đạo Bụt.

Đây Là Giới Thứ Hai Của Năm Giới: Hạnh Phúc Chân Thực

Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xãhội gây ra, con nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của convới những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng, và hànhđộng của đời sống hằng ngày. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ mộtcủa cải nào không phải do tự mình tạo ra. Con nguyện thực tập nhìn sâu đểthấy rằng hạnh phúc và khổ đau của người kia có liên hệ mật thiết đến hạnhphúc và khổ đau của chính con, rằng hạnh phúc chân thực không thể nào cóđược nếu không có hiểu biết và thương yêu, và đi tìm hạnh phúc bằng cáchchạy theo quyền lực, danh vọng, giàu sang và sắc dục có thể đem lại nhiều hệlụy và tuyệt vọng. Con đã ý thức được rằng hạnh phúc chân thực phát sinhtừ chính tự tâm và cách nhìn của con chứ không đến từ bên ngoài, rằng thựctập phép tri túc con có thể sống hạnh phúc được ngay trong giây phút hiệntại nếu con có khả năng trở về giây phút ấy để nhận diện những điều kiệnhạnh phúc mà con đã có sẵn. Con nguyện thực tập theo Chánh Mạng để cóthể làm giảm thiểu khổ đau của mọi loài trên trái đất và để chuyển ngược lạiquá trình hâm nóng địa cầu.

Việc hiện đại hóa Năm Giới là nhằm đóng góp cho nền đạo đức toàncầu. Giới thứ nhất liên hệ đến sự đối trị tham, sân, si. Con người kỳthị, bạo động, giết hại, xâm lược, tạo ra chiến tranh cũng vì lòng tham,sự sân hận và sự si mê. Thực ra, tham và sân cũng đều xuất phát từ si.

Si là cái thấy kỳ thị, cái thấy phân biệt. Điển hình là sự kỳ thị tôn giáo,kỳ thị chủng tộc. Chỉ có chánh kiến - cái thấy tương tức, cái thấy bấtnhị mới đối trị được với tà kiến – sự si mê. Giới thứ hai cũng có mụcđích đối trị với cái tham. Vì tham nên mới muốn ăn cướp, ăn trộm,muốn chiếm hữu. Vì tham nên mới gây ra những tệ hại cho môitrường như gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… họ bị mờmắt bởi những lợi ích mà không thấy được rằng, làm nhiễm ô bầu khíquyển, làm nhiễm ô nguồn nước chính là đang tự làm nhiễm ô mình.Đó là cái thấy lưỡng nguyên. Mỗi người phải ý thức được cái tà kiếncủa mình. Có ý thức được điều này, mình mới biết cách sống như thếnào để người khác cũng có cơ hội được sinh sống và môi trường cũngcó cơ hội được bảo tồn.

Có một vị thiền sinh viết thư cho tôi và nói: “Con có việc phải về nướcsớm, con rất lấy làm tiếc vì con mong muốn được tới Làng Mai để thọNăm Giới. Xin thầy làm sao để giúp con.” Đi cầu giới là phải như vậy,phải cầu với tất cả trái tim mình. Bởi vì nếu người đó có giới thân thìngười đó luôn được bảo hộ bởi Tam Bảo, những người trì giới họkhông cần phải sợ hãi nữa vì trong họ đã có năng lượng của Tam Bảo,của Giới, Định, Tuệ che chở.

Thân Thể Là Đền Thờ Tâm Linh

Giới thứ ba của Năm Giới đối trị với thói tà dâm. Bản tiếng Việt củagiới này rất rõ ràng, trong đó có đoạn: “Nguyện không ăn nằm với nhữngngười không phải là vợ hay chồng của mình.” Còn trong bản tiếng Anhdịch ra thì có mở hơn một chút là “Không nên ăn nằm với những ngườimà mình không có sự cam kết lâu dài, không có tình yêu chân thật.” Chế độgia đình của xã hội Tây phương không được tốt, trong xã hội này,những người trẻ sống gá tạm với nhau, họ có thể tới chung sống vớinhau mà không cần kết hôn. Một số người trẻ Á châu cũng đang bắtđầu chạy theo lối sống này. Do vậy, khi nghiên cứu và tu chỉnh giớithứ ba, mình cần nắm vững vấn đề này.

Ngày xưa, việc cưới vợ lấy chồng là vấn đề của đại gia đình. Nhưngbây giờ, người trẻ nghĩ đó là vấn đề của riêng họ. Đứng về phươngdiện tâm lý, gia đình nhỏ ngày nay không còn được vững chãi nhưngày xưa nữa, nguy cơ tan vỡ của nó rất lớn. Nếu sống trong mạnglưới đại gia đình ngày xưa, mình sẽ được bảo vệ nhiều hơn. Bởi nếumình có những quyết định bồng bột, sai đường thì sẽ được nhữngthành viên trong gia đình, kể cả những em nhỏ của mình, giúp địnhhướng lại. Bây giờ thì ngược lại, mình muốn làm gì thì làm, muốn điđâu thì đi, mình không muốn nghe theo ai hết.

Trong thập niên 60 trên thế giới đã xảy ra một cuộc cách mạng về tìnhdục với sự xuất hiện của thuốc ngừa thai. Nó đã làm thay đổi xã hộirất nhiều. Phong trào này bắt đầu từ các trường đại học tại Mỹ, tạiPháp. Những cô thiếu nữ cũng đòi có tự do về tình dục. Họ nghĩ rằng,đàn ông có tự do về tình dục, tại sao họ lại không được có? Trước đây,người phụ nữ phải gánh chịu phần lớn hậu quả của chuyện phóngtúng tình dục, còn đàn ông, sau khi xong chuyện thì phủi tay trốnchạy. Nhưng sự xuất hiện của thuốc ngừa thai đã làm đảo lộn quanđiểm của rất nhiều người về tình dục. Ban đầu, bác sĩ chỉ áp dụngthuốc ngừa thai đối với những cặp vợ chồng không muốn có con.Nhưng sau đó thì thuốc được sử dụng tràn lan, không còn mục đíchrõ ràng. Cuộc cách mạng tình dục đã tạo phản ứng rất mạnh từ giớibảo thủ. Nhưng đối với những người phụ nữ trẻ thì họ thấy đây là cơhội cho họ được giải phóng. Trong truyền thống, nếu người phụ nữkhông có chồng mà có mang thì chịu sự trừng phạt rất nặng, có thể bịném đá cho tới chết, có thể bị bỏ bè trôi sông. Trong khi đó, người đànông không bị truy cứu hoặc có thể trốn chạy. Đây là một sự bất cônglớn.

Năm 1962, Mỹ có 1.200.000 người dùng thuốc ngừa thai. Nhà chứctrách ngăn cản phong trào này bằng cách là bác sĩ sẽ không cấp thuốcngừa thai cho những phụ nữ không chồng. Nhưng làm vậy cũngkhông ngăn cản nổi phong trào này. Nhiều gia đình tan nát, vợ chồngthù hận nhau vì chuyện ngoại tình, không chung thủy. Những đứacon trong những gia đình ấy rất khổ đau. Chúng tôi đã cố gắngnghiên cứu giới thứ ba thật kỹ, và tân tu lại cho phù hợp với hiệntrạng của thời đại.

Theo tuệ giác của đạo Bụt, thân và tâm không tách biệt. Nếu thân bị ônhiễm thì tâm cũng trở nên chán chường, ô nhiễm và thương tích.Nếu thân được nguyên vẹn thì tâm cũng được nguyên vẹn. Tronggiới Tiếp Hiện có đề cập đến thân thể như đền thờ tâm linh. Thâncũng linh thiêng như tâm vậy. Nếu thân không còn linh thiêng thìtâm cũng không còn linh thiêng nữa. Mình cần gìn giữ thân như việcgìn giữ tâm và ngược lại. Có lẽ trong quá khứ, quan niệm về sự gìngiữ thân và tâm giữa phương Tây và phương Đông không khác biệt làbao nhiêu. Thông thường, mình chỉ chia sẻ những gì sâu kín nhấttrong tâm mình với người mà mình tin tưởng, với người tri kỷ. Đốivới thân thể của mình cũng vậy. Nếu không có tình yêu sâu sắc vớimột người thì mình không bao giờ phó thác thân mình cho người ấy.

Do vậy, tình yêu trở thành rất thiêng liêng. Nó nuôi dưỡng được cảhai phía yêu nhau. Nếu coi xác thân người kia là dụng cụ phục vụ chosự khoái lạc của mình thì tình yêu bị đánh mất đi yếu tố linh thiêng.Người phương Đông rất coi trọng việc giữ gìn thân thể của mình. Khibị lạm dụng tình dục, họ có cảm tưởng như bị mất đi những gì rấtquý giá của đời mình. Đối với những em bé gái, bé trai khi bị lạmdụng, các em đau khổ rất nhiều, và niềm đau ấy có thể đeo đuổi suốtcuộc đời của các em. Cơ thể của mình có những vùng linh thiêng màkhông có ai được quyền chạm tới. Sự toàn vẹn của cơ thể có liên hệ tớisự toàn vẹn của tâm hồn. Cái thấy thân tâm nhất như rất quan trọng.

Thân nằm trong tâm và tâm nằm trong thân. Nếu không kính trọng thân thể thì không thể nào kính trọng được tâm hồn. Thân thể không thể là một món đồ chơi của chính mình và người khác. Điều này có liên hệ đến hạnh phúc của mình và con cháu của mình. Giữ gìn thân thể không phải chỉ để cho riêng mình mà còn cho con cháu và cho tăng thân của mình.

Giới thứ ba có liên hệ đến tình yêu, và sự liên hệ giữa hai người đứngvề phương diện tình dục. Đức Thế Tôn dạy về tình yêu rất sâu sắc vàđầy đủ. Tình yêu chân thật có chứa những yếu tố: từ, bi, hỷ và xả. Phảithấy mình và người kia là một. Những khổ đau của người kia lànhững khổ đau của mình, và khổ đau của mình cũng là khổ đau củangười kia. Mình không loại trừ người kia ra khỏi hạnh phúc và khổđau của mình. Muốn xây dựng tình yêu chân thật thì phải thực tậpgiới thứ ba. Đi tìm thú vui trong tình dục mà phá đổ những yếu tốcủa tình thương đích thực là phạm giới. Phải thấy rằng sự an ninh vàtoàn vẹn của người kia là sự an ninh và toàn vẹn của chính mình. Phảithấy rằng thân và tâm của người kia là nơi linh thiêng, cần phải đượctôn trọng thì lúc đó tình thương chân thật mới thật sự có mặt. Sự toànvẹn của cơ thể có liên hệ tới sự toàn vẹn của tâm hồn. Với nền văn hoáxưa thì mình chỉ giao phó thân tâm cho người kia khi người ấy trởthành bạn tri kỷ của đời mình.

Tuy hai người đã cưới nhau, nhưng vẫn phải luôn luôn kính trọng lẫnnhau, không được có những cử chỉ, hành động thô lỗ với người hônphối của mình. Phải thấy, thân thể của mình cũng linh thiêng như củangười kia, và mình vẫn tiếp tục khám phá ra những cái hay cái đẹp ởnơi người kia thì lúc đó tình yêu mới kéo dài được. Tình yêu là mộtquá trình của sự khám phá.

Trong giới thứ ba này, mình cần trình bày như thế nào để người tathấy rằng, đi tìm khoái lạc trong tình dục sẽ làm phá vỡ hạnh phúc,phá vỡ tình thương. Tuổi trẻ bây giờ không được hướng dẫn về tìnhthương. Nhà trường chỉ dạy về sinh học thôi, không dạy gì về tìnhyêu. Các nhà giáo dục cần xét lại điều này. Nếu chỉ dạy cho học trò vềsinh học mà không dạy về tình thương thì e rằng, cái đẹp, cái linhthiêng nơi họ sẽ bị đánh mất. Trong giới thứ ba, mình có thể thêm vàoý: con nguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sócnăng lượng tình dục của con. Người nào cũng có năng lượng tìnhdục. Chính đức Thế Tôn cũng có năng lượng tình dục, Ngài thànhđạo hồi 35 tuổi, và dĩ nhiên ngài vẫn còn những năng lượng tình dục.Nhưng Ngài biết cách chăm sóc năng lượng ấy nên nó không gây hạiđến Ngài. Ngài đã biết hướng toàn bộ năng lượng của Ngài về phíađộ đời, thương người.

Trong xã hội ngày nay, chúng ta cần chăm sóc năng lượng tình dục ấynhư thế nào? Chuyện ăn uống cũng có liên quan đến năng lượng tìnhdục. Khi xuất gia, mình không còn làm chuyện dâm dục, nhưng làmthế nào để quản lý năng lượng tình dục? Bụt có dạy, người xuất giakhông ăn mặn, không uống rượu. Đây là một phương pháp rất hay đểhỗ trợ cho việc quản lý năng lượng ấy. Bên đạo Bụt nguyên thủy, mỗingày các thầy, các sư cô chỉ ăn một bữa vào buổi trưa, đây cũng làphương pháp hay. Trước khi ăn, mình luôn nhớ, ăn như thế nào chocó chừng mực và điều độ. Mỗi thầy, mỗi sư cô đều có chiếc bình bátđể làm ứng lượng khí. Khi lấy thức ăn phải chừng mực, phải nhậndiện được tâm hành tham ăn của mình. Chuyện ăn uống có ảnhhưởng rất quan trọng đến năng lượng tình dục.

Trong đạo Bụt còn có phương pháp đệ nhị thân, tức là không được đira ngoài một mình, không chuyện trò với người khác phái một mình,mà phải luôn có một người cùng giới bên cạnh để bảo hộ. Đây cũng làmột phương pháp hay để quản lý năng lượng tình dục mỗi khi có việcphải đi ra ngoài tu viện. Ngoài ra, thực tập sám pháp và thực tập khícông cũng là những phương pháp quản lý, chăm sóc những lượngtình dục. Không phải chỉ người xuất gia mới học hỏi phương phápthích ứng để chăm sóc năng lượng tình dục của mình mà người tại giacũng phải học. Bởi những người tại gia trong cuộc sống hằng ngàytiếp xúc quá nhiều với những yếu tố kích thích tình dục như phimảnh, sách báo, âm thanh… do vậy người tại gia thực tập vấn đề chămsóc năng lượng tình dục khó hơn nhiều so với người xuất gia. Giới tàdâm đôi khi lại khó thực hiện hơn giới bất dâm. Bất dâm là hoàn toànkhông có dâm dục, còn giới không tà dâm là không liên hệ tình dụcvới người không phải là vợ hay chồng của mình. Người cư sĩ cũngphải ăn uống như thế nào để không chế tác quá nhiều năng lượngtình dục. Trong giới thứ ba này phải đề cập đến những phương phápquản lý năng lượng tình dục rất cụ thể như vậy.

Thực tập giới là giúp bảo hộ cho mình, đem lại cho mình bình an vàhạnh phúc. Trong lần tân tu giới bản này chúng tôi có bổ sung thêmvào giới thứ ba như sau: “Con nguyện học hỏi những phương pháp thíchứng để chăm sóc năng lượng tình dục trong con, để thấy được sự thật thântâm nhất như và để nuôi lớn các đức từ, bi, hỉ và xả,” tức là những yếu tốcăn bản của một tình yêu thương đích thực để làm tăng trưởng hạnhphúc của mình và của người khác.

Những điều này phải học hỏi vàthực tập mới thấy được, chứ không phải chỉ đọc là hiểu liền. Sau khithọ giới, người hành trì giới phải pháp đàm và học hỏi về giới mỗitháng hai lần. Tu tập để chế tác thêm các chất liệu từ, bi, hỷ và xả, bốnyếu tố căn bản của tình yêu chân thật có công năng làm lớn lên hạnhphúc của mình và của người khác. Trong nội dung của giới phải đềcập được những phương pháp hành trì cụ thể để người khác dễ thựctập. Trong xã hội ngày nay, tình yêu thì ít mà tình dục thì nhiều. Dovậy mà khổ đau trong gia đình, xã hội rất lớn. Mỗi người cần phải tậpchế tác tình yêu chân thật và làm giảm thiểu tình dục. Trong giới thứba, chúng tôi đã cố gắng thể hiện điều này để mỗi người trong xã hộiý thức được mức độ quan trọng của vấn đề.

Giới Thứ Ba: Tình Thương Đích Thực

Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học hỏi theo tinhthần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọigia đình và trong xã hội. Con biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau,rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệlụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác. Con nguyện không có liên hệ tình dục vớibất cứ ai nếu không có tình yêu đích thực và những cam kết chính thức vàlâu dài. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâmtiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Connguyện học hỏi những phương pháp thích ứng để chăm sóc năng lượng tìnhdục trong con, để thấy được sự thật thân tâm nhất như và để nuôi lớn cácđức từ, bi, hỉ và xả, tức là những yếu tố căn bản của một tình yêu thươngđích thực để làm tăng trưởng hạnh phúc của con và của người khác. Con biếtthực tập Tứ vô lượng tâm ấy, con sẽ được tiếp tục đẹp đẽ và hạnh phúc trongnhững kiếp sau.

Lắng Nghe Và Ái Ngữ

Chúng ta có Năm Giới, chúng ta lại có Mười Giới. Mười giới Sadikhác với mười giới trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo. Mười giớiSadi là mười giới giành riêng cho những người vừa mới xuất gia. Cònmười giới của Thập Thiện Nghiệp Đạo là chung cho tất cả mọi người.

Thập thiện nghiệp tức là mười hành động chân chính. Thập thiệnnghiệp đạo tức là con đường của mười loại hành động chân chính,mười loại hành động đẹp. (The path of the 10 beautiful actions. Thepath of the 10 good actions). Kinh này đưa ra 10 giới, trong đó có 3giới về thân, 3 giới về ý, và 4 giới về khẩu.

Ba giới về thân gồm có: không giết hại, không trộm cướp, không tàdâm.

Ba giới về tâm gồm có: không tham, không sân, không si.

Bốn giới về khẩu gồm có: không nói dối, không nói ỷ ngữ, không nóilưỡng thiệt, không ác khẩu.

Ỷ ngữ là nói thêu dệt, tức là có ít mà nói ra nhiều, cố ý làm lớnchuyện. Xấu một chút thì nói là xấu rất nhiều, tốt một chút thì nói làtốt rất nhiều, cứ thêm thắt, thêu dệt lên, nói cho sướng miệng, đôi khisự thật chỉ có 1% thôi mà mình phóng đại lên 99%, toàn do mình bịađặt thêm. Cái đó gọi là ỷ ngữ hay vọng ngữ.

Lưỡng thiệt là nói lưỡi hai chiều. Tức là tới người này nói một đằng,tới người kia nói một nẻo khiến cho hai người thù hằn nhau, hậu quảlà gây chia rẽ và căm thù, tạo ra rất nhiều khổ đau.

Ác khẩu: tức là nói nặng, chửi mắng, nhục mạ, mỉa mai, trách móc…

Như vậy trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, kinh con đường của mười hành động tốt đẹp, có tới bốn giới về lời nói. Chúng ta thấy vai trò của khẩu nghiệp rất lớn. Lời nói có thể gây ra rất nhiều khổ đau, nhưng cũng có thể mang lại rất nhiều hạnh phúc. Chỉ cần sử dụng lời nói cho khéo léo và đúng đắn là ta có thể làm hạnh phúc cho rất nhiều người mà khỏi tốn bạc, tốn tiền gì hết. Đây là một sự luyện tập.

Nếu muốn thực tập chánh ngữ thì ta phải luyện tập thế nào để tránhvọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Không vọng ngữ trước hết làkhông nói dối, không nói sai với sự thật, phải luôn trung thực. Đó lànguyên tắc. Chúng ta luôn luôn phải tôn trọng sự thật. Nhưng trongcuộc sống hàng ngày, có khi chúng ta nói thật quá thì lại làm chongười kia mất lòng. Và khi nói sự thật, nếu không khôn khéo thì cóthể sẽ làm cho người khác đau khổ, làm cho họ tuyệt vọng chánchường, và có khi dẫn tới tự tử.

Vì vậy cho nên nói sự thật chưa chắc đã là luôn luôn tốt. Khi nói sựthật phải biết cách, phải nói làm sao để có lợi lạc cho người kia, chothế gian và cho mình chứ không phải cứ hễ một sự thật nào cũng nóithẳng toẹt ra một cách vụng về khiến cho người ta đau khổ, điều nàycòn tàn hại hơn là không nói. Nhiều khi mình nói: “Thì tôi chỉ nói sựthật thôi mà.” Thì đúng là mình nói sự thật, nhưng mình đã nói khôngkhôn khéo nên gây ra đau khổ cho người khác. Từ nay về sau đừng cónói như vậy nữa. Mình phải nói với lòng từ bi, nói bằng lời ái ngữ, nóithế nào để người kia có thể chấp nhận được, học hỏi được và tự nhậnra sai lầm của họ. Nói sự thật nhưng đừng để gây ra khổ đau đó làmột nghệ thuật, điều này phải học mới làm được.

Trong chuyến đi Ấn Độ năm 2009, tờ “The Time of India” mời tôi tớiđể giúp biên tập cho ấn bản Hòa Bình (Peace edition) nhân dịp kỷniệm 150 năm ngày mất của Thánh Gandhi. Khi tôi đang ngồi chungvới các biên tập viên của tòa báo thì nhận được tin có những trậnđánh bom vừa xảy ra, bạo động và khủng bố đang diễn ra rất nhiềutrên đất nước Ấn Độ. Lúc ấy ông chủ nhiệm ban biên tập quay sangtôi và hỏi: “Kính thưa thiền sư, trong một cái ngày mà mình phải tiếp nhậnquá nhiều tin xấu thì với tư cách là một phóng viên, một biên tập viên mìnhphải làm như thế nào?” Đây là một câu hỏi rất hay, tại vì tin lành thì ítmà tin dữ thì lại rất nhiều. Những tin dữ làm chấn động giới phóngviên. Rồi trong khi những người phóng viên bị chấn động, bị sợ hãi,giận hờn, tuyệt vọng thì họ sẽ viết lên những bài tường thuật mangcảm xúc, sợ hãi, giận hờn, tuyệt vọng… và nó sẽ tưới tẩm những hạtgiống tiêu cực đó trong quần chúng, rất tai hại. Thành ra câu hỏi nàyrất hay: “Khi liên tiếp nhận những tin xấu, thì với tư cách là một phóngviên mình phải làm như thế nào?”

Lúc được hỏi câu đó thì tôi ngồi yên và thở. Tất cả mọi người đều imlặng chờ đợi. Sau khi đã thở xong ba hơi, tôi mới trả lời: “Ta phải báocáo sự thật về những gì đã xảy ra nhưng phải báo cáo làm sao đểkhông tưới tẩm hạt giống sợ hãi, hận thù, giận dữ, sự tuyệt vọng củangười đọc, tội nghiệp cho họ lắm. Vì vậy, với tư cách là một phóngviên, mình phải ngồi lại quán chiếu lý do vì sao người ta lại đánhbom? Vì sao người ta phạm vào tội ác của sự khủng bố như vậy? Họnghĩ gì khi hành động như thế? Họ có những khổ đau nào? Khi quánchiếu sâu sắc thì ta sẽ thấy trong tâm những người đánh bom, trongtâm những người khủng bố có nhiều hận thù. Họ có những nhận thứcvà niềm tin sai lầm. Ví dụ họ nghĩ rằng sau khi đánh bom giết đượckẻ thù rồi thì họ sẽ được lên Thiên đường. Có những niềm tin ngâythơ như vậy đó.

Khi ngồi lại quán chiếu thì ta thấy kẻ khủng bố chính là nạn nhân củanhững nhận thức sai lầm, của những hận thù, tuyệt vọng trong chínhhọ. Thấy được như thế trong tâm ta bắt đầu khởi lòng từ bi, thươngxót mà không oán hận, trách móc. Mình mong cho những ngườikhủng bố ấy đừng làm như vậy nữa, đừng trở thành nạn nhân củachính họ nữa.

Hiện giờ có rất nhiều người khủng bố. Những người khủng bố ấyngày mai, ngày mốt sẽ chết và sẽ gây căm thù vì những tội ác họ gâynên. Rồi có những người khác hiện bây giờ chưa phải là khủng bốnhưng khi nghe những cái tin như vậy thì lòng hận thù, bạo độngtrong họ bị tưới tẩm và trong tương lai họ cũng có thể trở thànhkhủng bố. Như vậy là cứ hết đợt khủng bố này lại tới đợt khủng bốkhác. Cho nên trong khi báo cáo tin tức, ta phải tìm cách tưới tẩm hạtgiống hiểu thương, tha thứ, bao dung mà đừng tưới tẩm những hạtgiống thù hận, sợ hãi, tuyệt vọng lên người khác.

Tôi còn nhớ, lúc đó tôi nói giống như một bài pháp thoại ngắn. Tất cảcác biên tập viên của tờ báo ngồi lắng nghe rất chăm chú. Vấn đềkhông phải là mình che dấu sự thật. Vấn đề là mình phải nói sự thậtnhư thế nào để người nghe không trở thành nạn nhân của tuyệt vọng,hận thù. Muốn như vậy thì mình phải quán chiếu, phải có trí tuệ, phảicó từ bi. Và đó là phận sự của những nhà báo.

Mỗi khi có một nhà báo tới phỏng vấn tôi là tôi lại tìm cách chia sẻ vớivị ấy điều này. Có rất nhiều lần tôi đã gây cảm hứng cho nhà báo. Tôinói: "Anh, chị có thể trở thành một vị Bồ Tát làm vơi bớt khổ đau cho ngườikhác nếu anh chị biết sử dụng ngòi bút của mình để viết những bài tườngthuật, những bài bình luận có khả năng tưới tẩm hạt giống hiểu và thương ởnơi người ta." Có nhiều người rất cảm động. Họ nói: “Con nguyện sẽ làmnhư lời thầy dạy.” Vì vậy cho nên giữ giới không vọng ngữ là cả mộtnghệ thuật mà mình học hỏi suốt đời vẫn chưa hết.

Trong Năm Giới chúng ta chỉ có một giới về ngữ là giới không nóidối. Như vậy chưa đầy đủ, cho nên chúng ta cần bổ sung thêm ba giớinữa vào giới này, nghĩa là giới thứ ba sẽ gồm có: không vọng ngữ,không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều và không nói lời ác độc.Đó là những khía cạnh của chánh ngữ. Trong Mười Bốn Giới TiếpHiện cũng chỉ có hai giới về ngữ, sau này khi tu chỉnh lại Mười BốnGiới Tiếp Hiện thì chúng ta cũng phải đưa đầy đủ bốn giới này vào.

Giới thứ tư của Năm Giới tuy nói về khẩu nghiệp, nhưng khẩunghiệp luôn đi đôi với sự lắng nghe. Khi mình có khả năng lắng nghevới tâm từ bi, thì mình sẽ hiểu được nỗi khổ niềm đau của ngườikhác, lúc ấy tự nhiên trong lòng mình êm dịu lại và chất liệu từ bitrong trái tim được phát sinh. Vì vậy mình nói được lời ái ngữ rất dễdàng. Lắng nghe cũng là một loại quán chiếu, chúng ta không chỉquán chiếu bằng mắt mà còn quán chiếu bằng tai nữa.

Đức Bồ tát Quan Thế Âm là vị Bồ tát sử dụng khả năng lắng nghe đểlàm vơi bớt khổ đau trong cuộc đời. Quán là quan sát, Thế là thế gian,Âm là âm thanh. Vì vậy trong giới này ta cần phải bổ sung thêm rằng “Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khảnăng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh Ái Ngữ và Lắng Ngheđể có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người,giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủngtộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau chongười, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, anvui và hi vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòagiải...”

Khi sử dụng được ái ngữ và lắng nghe thì ta có thể giúp người kia lấyđi những tri giác làm cho người ấy đau khổ. Và do đó, ta có thể đemlại sự hoà giải trong phạm vi lứa đôi, phạm vi bằng hữu, phạm vi giađình, phạm vi cộng đồng, phạm vi quốc gia và xã hội. Và nhất là ta cóthể tạo dựng ra một đoàn thể, một tăng thân. Một tăng thân đẹp, mộttăng thân có hùng, có lực, có thể làm chỗ nương tựa cho nhiều người.Vì vậy, trong giới thứ tư sẽ được bổ sung những phương pháp thựctập như sau:

“Con nguyện không nói năng gì khi biết cơn bực tức đang có mặt trong con,nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của nhữngbực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểuđược những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Connguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kiathay đổi và thấy được nẻo thoát ra khỏi những khó khăn đang gặp phải.”

Nếu nói thật mà nói không đàng hoàng thì cũng có thể làm cho ngườikia đau khổ. Ví dụ khi phải báo tin dữ, nếu báo không khéo có thểlàm cho người kia ngất xỉu, hoặc đứng tim mà chết. Hoặc thấy ngườiấy dạo này tăng cân mà mình cứ bô bô lên: “Chị ơi, sao dạo này chị mậpthế, phải ăn uống cho điều độ vào chứ, mập thế này thì xấu quá.” Thật thàcái kiểu như vậy thì có chết nhau không? Cho nên nói sự thật cũngkhó lắm, phải học mới nói được. Lời nói có thể gây nên khổ đaunhưng lời nói cũng có thể tạo nên hạnh phúc. Mỗi người trong chúngta đều có thể sử dụng lời nói của mình để làm hạnh phúc cho cuộcđời.

Và Đây Là Nội Dung Của Giới Thứ Tư: Lắng Nghe Và Ái Ngữ

Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khảnăng lắng nghe gây ra, con xin nguyện học các hạnh Ái Ngữ và Lắng Ngheđể có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người,giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủngtộc và tôn giáo. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau chongười, con nguyện học nói những lời có khả năng gây thêm niềm tự tin, anvui và hi vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải.Con nguyện không nói năng gì khi biết cơn bực tức đang có mặt trong con,nguyện tập thở và đi trong chánh niệm để nhìn sâu vào gốc rễ của nhữngbực tức ấy, nhận diện những tri giác sai lầm trong con và tìm cách hiểuđược những khổ đau trong con và trong người mà con đang bực tức. Connguyện học nói sự thật và lắng nghe như thế nào để có thể giúp người kiathay đổi và thấy được nẻo thoát ra khỏi những khó khăn đang gặp phải. Connguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật,không nói những điều có thể tạo nên những sự bất hòa trong gia đình vàtrong đoàn thể. Con nguyện thực tập Chánh Tinh Tấn để có thể nuôi dưỡngkhả năng hiểu, thương, hạnh phúc và không kỳ thị nơi con và cũng để làmyếu dần những hạt giống bạo động, hận thù và sợ hãi mà con đang có trongchiều sâu tâm thức.

Chánh Niệm Trong Tiêu Thụ

Nội dung của giới thứ năm đề cập đến vấn đề tiêu thụ, vấn đề sứckhỏe. Chúng ta phải tiêu thụ như thế nào để giữ được sức khỏe của cơthể và sức khỏe của tâm hồn. Do vậy, tiêu thụ chánh niệm là đốitượng thực tập của giới thứ năm. Muốn tu chỉnh giới thứ năm, chúngta phải đưa vào những yếu tố về hạnh phúc ở trong đạo Bụt. Chúngta phải đưa vào giới thứ năm giáo lý bốn loại thức ăn (tứ thực). Chúngta cần thực phẩm và thực phẩm có bốn nguồn: đoàn thực, xúc thực, tưniệm thực và thức thực.

Thế giới ngày nay, con người chạy theo sự hưởng thụ vật chất quálớn. Tiêu thụ không có chọn lựa, tiêu thụ nhiều thứ độc hại. Đối vớiđoàn thực, phần lớn mọi người đang tiêu thụ những thức ăn gây bệnhtật cho cơ thể.

Đối với xúc thực thì đi tìm những cảm giác mạnh như uống rượu, sửdụng ma túy. Lớp trẻ bây giờ để mất thời gian quá nhiều cho internet,không có thời gian để ngồi chơi với cha mẹ, với anh chị, không có thờigian để tiếp xúc với thiên nhiên. Do vậy, trong giới này cần đề cậpđến máy tính như là một vấn nạn. Hơn nữa, mạng lưới internet có rấtnhiều thức ăn độc hại. Nếu không khéo, mình rất dễ dàng bị vướngvào đó.

Ở Làng Mai có một nguyên tắc, khi một thầy, một sư cô lên mạngphải có đệ nhị thân, để cho chắc là mình không bị đi lạc. Không biếtnguyên tắc này có thể áp dụng được trong gia đình hay không? Nếucon của mình còn nhỏ mà lên mạng một mình thì cũng rất nguy hiểm.Đã có rất nhiều người trẻ lên mạng, rồi bị những người khác dụ dỗ đitheo, rồi đánh mất con người của mình, đánh mất sự trong sáng, sựngây thơ của mình, rồi huỷ hoại cái thân, cái tâm của mình. Do vậy,giới thứ năm phải đề cập đến internet, vì nó thuộc loại xúc thực.

Thực phẩm thứ ba là tư niệm thực. Tư niệm thực tức là cái muốn củamình. Mình phải có cái muốn lành mạnh, như là muốn bảo hộ môitrường, muốn giúp cho người nghèo đói, muốn làm việc cho côngbằng xã hội, muốn giáo dục về hoà bình. Tất cả những cái đó đều lànhững tư niệm thực tốt. Còn những ước muốn thiên về tìm đối tượngdục lạc để tiêu thụ như là hạnh phúc thì mình sẽ bị những tư niệmthực độc hại nó làm cho ung thối đời sống của mình. Cái ý muốn đậpphá, trả thù, giết hại để cho hả giận, là tư niệm thực xấu. Vì vậy mìnhphải xét lại tư niệm thực của mình. Mình phải cho chính mình nhữngtư niệm thực lành mạnh.

Giới thứ năm có liên hệ tới vấn đề đi tìm hạnh phúc. Sở dĩ người ta đi tìm sự tiêu thụ là vì người ta muốn có hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc họ tìm kiếm không chắc thực. Họ đang có những nỗi khổ niềm đau trong lòng, nhưng lại không biết cách tháo gỡ. Sở dĩ họ tìm kiếm sự tiêu thụ là để khỏa lấp những nỗi khổ niềm đau ấy mà thôi. Chúng ta lấy rượu uống, chúng ta mở tủ lạnh ra để ăn là để quên nỗi khổ, niềm đau, sự bơ vơ, sự chán nản của chúng ta. Và số người đi tìm quên lãng trong tiêu thụ rất nhiều. Đó là một đặc điểm của xã hội chúng ta. Vì vậy giới thứ năm phải trả lời được điều đó.

Chúng ta có giáo lý hiện pháp lạc trú. Chúng ta không cần đi tìmhạnh phúc đâu xa hết. Nếu chúng ta trở về với giây phút hiện tại,chúng ta sẽ tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống trong tavà chung quanh ta. Nếu chúng ta biết sử dụng hơi thở, bước chân,chúng ta có thể chế tác ra hỷ lạc rồi. Tại sao phải đi tìm hạnh phúc ởnhững chỗ khác, ở những thức ăn độc hại?

Giới thứ năm cũng cần nói tới phương pháp sử dụng hơi thở, sử dụngbước chân để trở về với giây phút hiện tại, để có an lạc, hạnh phúcngay trong giây phút hiện tại, để đừng có chạy theo những đối tượngcủa thèm khát, danh vọng, sắc dục, quyền hành, giàu sang… Chúngta có niệm, có định, có tuệ là chúng ta rất giàu. Chúng ta có thể chế tácđược rất nhiều hạnh phúc. Chúng ta không cần đi kiếm gì nữa. Giớithứ năm trong giới bản tân tu có đề cập tới "hiện pháp lạc trú'', tớinghệ thuật sống trong giây phút hiện tại. Giới thứ năm rất sâu sắc.Phật pháp trong giới thứ năm rất vững chắc.

Giới Thứ Năm: Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu

Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, connguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe cơ thể và tâmhồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Connguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệmthực và thức thực để tránh tiêu thụ những thực phẩm độc hại. Con nguyệnkhông uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêuthụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố, trong đó có mạng internet, phim ảnh,truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò. Con nguyệnthực tập thường xuyên trở về với giây phút hiện tại để tiếp xúc với những gìtươi mát, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong con và xung quanh con,không để cho tiếc nuối và ưu sầu kéo con trở về quá khứ và không để cho lolắng và sợ hãi kéo con đi về tương lai. Con nguyện không tiêu thụ chỉ đểkhỏa lấp sự khổ đau, cô đơn và lo lắng trong con. Con nguyện nhìn sâu vàotự tính tương quan tương duyên của vạn vật để học tiêu thụ như thế nào màduy trì được an vui trong thân tâm con, trong thân tâm của xã hội, và trongmôi trường sự sống.

Trong khóa tu này chủ đề của chúng ta là "Con đường của Bụt -những đóng góp của đạo Bụt cho một nền đạo đức toàn cầu". Chúngta đã tu chỉnh lại Năm Giới, Năm Giới đã được tu chỉnh nhiều lần vàlần này sẽ giàu có hơn, đầy đủ hơn, chứa đựng nhiều tinh hoa củađạo Bụt hơn.

Chúng ta đã diễn bày Năm Giới bằng ngôn ngữ phi tôngiáo để cho những người không phải là con Bụt cũng có thể hiểu vàthực hành được. Hy vọng rằng Năm Giới này đại diện được cho conđường của Bụt, đóng góp được cho một nền đạo đức toàn cầu. NămGiới trở thành con đường thoát của nhân loại trong nguy cơ hiện tại.

Chúng ta đã đưa vào Năm Giới những tinh hoa lấy từ Mười Bốn Giới,tức là giới Bồ tát giành cho những người cư sĩ và xuất sĩ. Ví dụphương pháp đối trị với cơn giận đưa vào giới thứ tư: Giới về ái ngữvà lắng nghe. Phương pháp thực tập hiện pháp lạc trú được đưa vàogiới thứ năm: Giới tiêu thụ có chánh niệm. Sở dĩ ta nói những lời thôác làm tan vỡ đoàn thể hay gia đình của mình là vì trong ta có sự giậnhờn, bực bội. Vì vậy cho nên trong giới thứ tư được bổ sung thêm phương pháp đối trị với cơn giận. Sau này, người hành trì giới thứ tưphải biết điều phục tâm hành của mình, mỗi khi cơn giận phát khởithì phải biết quay về với hơi thở, nhận diện và ôm ấp năng lượng hờngiận nơi mình; phải biết phương pháp tưới hoa, làm mới để thiết lậptruyền thông. Vì vậy giới thứ tư sẽ càng ngày càng giàu có hơn lên.Các giới khác cũng vậy. Cũng như trong giới thứ ba là giới không tàdâm, chúng ta nhận thức rằng thế giới ngày nay có quá nhiều khổ đauvà quá ít hạnh phúc, vì tình yêu thì ít mà tình dục thì nhiều, nênchúng ta cần phải nuôi lớn tình yêu và giảm thiểu tình dục.

Đầu tháng bảy năm 2009, hôm khai mạc khóa tu Mùa Hè, tăng thânLàng Mai đã chính thức công bố giới bản Năm Giới Tân Tu. Đây làcông tác của cả tăng thân. Chúng ta đã làm việc trong suốt gần támtháng để nghiên cứu, quán chiếu để tu chỉnh lại Năm Giới cho hợpvới thời đại. Đây là một phẩm vật cúng dường của chúng ta dâng lênBụt, lên Pháp, lên Tăng, và cho các bạn tu trên thế giới.

Xem Tiếp Chương 11Quay Về Mục Lục




0 Đánh giá

Ads Belove Post